Nhãn hiệu quốc tế là gì?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là cần thiết để bảo vệ uy tín, thành quả của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Vậy nhãn hiệu quốc tế là gì?

nhãn hiệu quốc tế là gì
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là cần thiết để bảo vệ uy tín, thành quả của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Nhãn hiệu quốc tế là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau trên thị trường. Như vậy, nhãn hiệu quốc tế được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau trên thị trường quốc tế.

Các nhãn hiệu được xem là nhãn hiệu quốc tế khi nó được chủ sở hữu đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì việc bảo hộ nhãn hiệu mang tính chất lãnh thổ, các quốc gia khác nhau sẽ có quy định riêng về việc bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của quốc gia mình.

Tra cứu nhãn hiệu quốc tế

Mục đích của việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu là xem xét nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký tại quốc gia muốn được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không. Các lý do cần phải thực hiện việc tra cứu này:

–  Khi xây dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp đầu tư rất nhiều chi phí, nhân lực vào việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu. Đến cuối cùng việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu đó lại phụ thuộc vào sự chấp thuận bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

–  Thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu khá lâu, thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Nếu bị từ chối bảo hộ, doanh nghiệp không những mất chi phí đăng ký mà còn tiêu tốn thời gian một cách vô ích. Do đó, thông qua việc tiến hành tra cứu trước khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiết kiệm được cả về tài chính lẫn thời gian.

Việc tra cứu nhãn hiệu quốc tế có thể được thực hiện trực tiếp bằng cách truy cập vào cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của từng quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các cơ sở dữ liệu chung của khu vực (Ví dụ: ASEAN, EU, …) và hệ thống Madrid. Các cá nhân, tổ chức cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tại từng quốc gia để được tư vấn chính xác hơn về khả năng nhãn hiệu được bảo hộ tại quốc gia đó.

Pháp luật về đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế được điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia mà nhãn hiệu mong muốn được bảo hộ độc quyền và các điều ước quốc tế, cụ thể như sau:

Công ước Paris 1883 (Công ước về bảo hộ sở hữu công nghiệp)

Công ước Paris được ký kết tại Paris vào năm 1883. Việt Nam gia nhập Công ước Paris ngày 08/03/1949.

Nội dung của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp:
–  Nguyên tắc đối xử quốc gia:

Công dân của bất kỳ nước thành viên nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các nước thành viên khác mà pháp luật của quốc gia đó quy định hoặc sẽ quy định. Do đó, họ được hưởng sự bảo hộ chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình như công dân của nước thành viên khác, miễn là họ tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định như đối với công dân của nước đó.

Tuy nhiên, không thể đặt ra cho công dân của các nước thành viên của Công ước bất cứ điều kiện nào về việc cư trú hoặc việc đặt trụ sở kinh doanh tại nước được yêu cầu bảo hộ để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

– Nguyên tắc bảo hộ độc lập:

Một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Công ước nộp tại bất cứ nước nào trong Công ước cũng không thể bị từ chối hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị huỷ bỏ với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ hết hiệu lực hoặc không có hiệu lực. Một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Công ước được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Công ước, kể cả nước xuất xứ.

 – Quyền ưu tiên:

Quyền ưu tiên được hiểu là trên cơ sở một đơn hợp lệ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu được nộp tại một trong số các quốc gia thành viên của Công ước, người nộp đơn đó hoặc người thừa kế quyền nộp đơn đó trong một thời gian nhất định (06 tháng đối với nhãn hiệu) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại một số hoặc tất cả các quốc gia thành viên khác. Những đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên. Việc hủy bỏ hoặc rút đơn đầu tiên không làm mất đi khả năng hưởng quyền ưu tiên của nhãn hiệu.

Danh sách các nước thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp:

Afghanistan, Albania, Algeria, Andorra, Angola, Antigua and Barbuda, Argentina, Armenia, Australia (Úc), Austria (Áo), Azerbaijan, Bahamas, Bahrain, Bangladesh, Barbados, Belarus, Belgium (Bỉ), Belize, Benin, Bhutan, Bolivia (Plurinational State of), Bosnia and Herzegovina, Botswana, Brazil, Brunei Darussalam, Bulgaria, Burkina Faso, Burundi, Cambodia (Campuchia), Cameroon, Canada, Central African Republic, Chad, Chile, China (Trung Quốc), Colombia, Comoros, Congo, Costa Rica, Côte d’Ivoire, Croatia, Cuba, Cyprus (Đảo Síp), Czech Republic (Cộng hòa Séc), Democratic People’s Republic of Korea (Triều Tiên), Democratic Republic of the Congo, Denmark (Đan Mạch), Djibouti, Dominica, Dominican Republic, Ecuador, Egypt (Ai Cập), El Salvador, Equatorial Guinea, Estonia, Eswatini, Finland (Phần Lan),

France (Pháp)Gabon, Gambia, Georgia, Germany (Đức)Ghana, Greece (Hy Lạp), Grenada, Guatemala, Guinea, Guinea-Bissau, Guyana, Haiti, Holy See, Honduras, Hungary, Iceland, India (Ấn Độ), Indonesia, Iran (Islamic Republic of), Iraq, Ireland, Israel, Italy (Ý), Jamaica, Japan (Nhật Bản), Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Kyrgyzstan, Lao People’s Democratic Republic (Lào), Latvia, Lebanon, Lesotho, Liberia, Libya, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Madagascar, Malawi, Malaysia, Mali, Malta, Mauritania, Mauritius, Mexico, Monaco, Mongolia (Mông Cổ), Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Nepal, Netherlands (Hà Lan), New Zealand, Nicaragua, Niger, Nigeria, North Macedonia, Norway, Oman, Pakistan, Panama, Papua New Guinea, Paraguay, Peru, Philippines, Poland (Ba Lan), Portugal (Bồ Đào Nha), Qatar,

Hàn Quốc, Republic of Moldova, Romania, Liên bang Nga, Rwanda, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent and the Grenadines, Samoa, San Marino, Sao Tome and Principe, Saudi Arabia, Senegal, Serbia, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Slovakia, Slovenia, South Africa (Nam Phi), Spain (Tây Ban Nha), Sri Lanka, Sudan, Suriname, Sweden (Thụy Điển), Switzerland (Thụy Sĩ), Syrian Arab Republic, Tajikistan, Thái Lan, Togo, Tonga, Trinidad and Tobago, Tunisia, Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), Turkmenistan, Uganda, Ukraine, United Arab Emirates, United Kingdom (Anh), United Republic of Tanzania, Mỹ, Uruguay, Uzbekistan, Venezuela (Bolivarian Republic of), Việt Nam, Yemen, Zambia, Zimbabwe.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào
Nhãn hiệu quốc tế là gì? 3

Hiệp định TRIPS 1994 (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí)

Hiệp định TRIPS là Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lý quốc tế giữa tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định TRIPS có hiệu lực với Việt Nam từ ngày Việt Nam gia nhập WTO.

Ngoài việc đề cập đến các nội dung cơ bản của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883), Hiệp định TRIPS còn đưa ra nguyên tắc “Đối xử tối huệ quốc”. Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một nước thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được dành cho công dân của tất cả các nước thành viên khác.

Hiệp định TRIPS cũng quy định các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu. Các nước thành viên phải đảm bảo sự bảo hộ tối thiểu quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia mình như các tiêu chuẩn bảo hộ được quy định trong Hiệp định TRIPS.

Danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của WTO:

Antigua và Barbuda, Argentina, Úc, Áo, Vương quốc Bahrain, Băngladesh, Barbados, Bỉ, Belize, Brazil, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Costa Rica, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Dominica, Ủy ban Châu Âu, Phần Lan, Pháp, Gabon, CHLB Đức, Ghana, Hy Lạp, Guyana, Honduras, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Ý, Nhật Bản, Kenya, Hàn Quốc, Kuwait, Luxembourg, Macao, Malaysia, Malta, Mauritius, Mexico, Ma rốc, Myanmar, Namibia, Hà Lan, New Zealand, Nigeria, Na Uy, Pakistan, Paraguay, Peru, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Saint Lucia, Saint Vincent & the Grenadines, Senegan, Singapore, Cộng hòa Slovakia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Suriname, Swaziland, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tanzania, Thái Lan, Uganda, Anh, Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela, Zambia, Fiji, Trinidad và Tobago,

Zimbabwe, Cộng hòa Dominica, Jamaica, Thổ Nhĩ Kì, Tunisia, Cuba, Israel, Colombia, El Salvador, Botswana, Cộng hòa Trung Phi, Djibouti, Guinea Bissau, Lesotho, Malawi, Maldives, Mali, Mauritania, Togo, Burkina Faso, Egypt, Guatemala, Burundi, Sierra Leone, Cyprus, Slovenia, Mozambique, Liechtenstein, Nicaragua, Bolivia, Guinea, Madagascar, Cameroon, Qatar, Ecuador, Haiti, Saint Kitts and Nevis, Benin, Grenada, Lieen, Rwanda, Papua New Guinea, Solomon Islands, Chad, The Gambia, Angola, Bulgaria, Niger, Mongolia, Congo, Panama, Cộng hòa Kyrgyzstan, Latvia, Estonia, Jordan, Georgia, Albania, Oman, Croatia, Lithuania, Moldova, Trung Quốc, Đài Loan, Armenia, Former Yugoslav Republic of Macedonia (FYROM), Nepal, Campuchia, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tonga, Ukraina, Cape Verde.

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (1891) và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (1989).

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (gọi tắt là Thỏa ước Madrid) được ký kết tại Madrid ngày 14/4/1891. Việt Nam gia nhập Thỏa ước Madrid ngày 08/03/1949.

Nghị định thư Madrid liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (gọi tắt là Nghị định thư Madrid) được ký kết ngày 27/6/1989 tại Madrid, nhằm mục đích làm cho hệ thống Madrid linh hoạt hơn và tương thích hơn với luật pháp trong nước của một số quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ chưa thể gia nhập Thỏa ước Madrid. Việt Nam gia nhập Nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006.

Nội dung chính của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid quy định về hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (gọi tắt là hệ thống Madrid).

Đăng ký nhãn hiệu qua Hệ thống Madrid có nhiều thuận lợi hơn cho chủ nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu đăng ký quốc tế bằng cách nộp một đơn quốc tế tới Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua cơ quan nhãn hiệu của nước xuất xứ (tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ) bằng một trong các ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (tại Việt Nam là tiếng Anh và tiếng Pháp) và trả một bộ phí.

Tương tự, việc duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ hoặc chuyển nhượng đăng ký quốc tế cho một bên thứ ba hoặc thay đổi tên, địa chỉ của chủ nhãn hiệu có thể được thực hiện và có hiệu lực cho tất cả các quốc gia được chỉ định bằng một thủ tục duy nhất.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Thoả ước Madrid:

Angêri, Acmenia, Áo, Azecbaijan, Belarut, Bỉ, Butan, Bungari, Trung quốc, Croatia, Cuba, Séc, CHDCND Triều Tiên, Ai cập, Pháp, Đức, Italy, Kazakhtan, Kenya, Latvia, Lesotho, Liechtenstein, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Hà Lan, Balan, Bồ Đào Nha, Mondova, Rumani, San Marino, Siera Leon, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Soazilan, Bosnia và Hezegovina, Thụy Sĩ, Tatjikistan, Nam Tư cũ, Ucraina, Uzbeckistan, Việt Nam, Nam Tư, Singapore, Anbani, Luxambua, Nga, Liberia, Hungary, Kyrgikistan, Mozambic.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Nghị định thư Madrid:

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (OAPI), Afghanistan, Albania, Algeria, Antigua and Barbuda, Armenia, Úc, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Botswana, Vương quốc Bru-nây, Bulgaria, Campuchia, Trung Quốc, Colombia, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Séc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Ai Cập, Estonia, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Pháp, Gambia, Georgia, Đức, Ghana, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Iran (Cộng hòa hồi giáo), Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản,

Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Lào, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Madagascar, Mexico, Monaco, Mông Cổ, Montenegro, Ma-rốc, Mozambique, Namibia, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Oman, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Rwanda, San Marino, Sao Tome and Principe, Serbia, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Điển, Thụy sĩ, Cộng Hòa Syrian Arab, Tajikistan, Thái Lan, Cộng hòa Macedonia cũ của Nam Tư, Tunisia, Turkey, Turkmenistan, Ukraina, Vương quốc Anh, Mỹ, Uzbekistan, Việt Nam, Zambia, Zimbabwe.

Xem thêm cách thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (6 bình chọn)