Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về chủ thể

Chủ thể của cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của hai tội phạm này vì cả hai tội phạm này đều không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự.

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về khách thể

Khách thể của cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là quan hệ sở hữu. Đối tượng bị tác động là tài sản của người bị hại.

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về mặt khách quan

1/ Giống nhau

– Người bị hại giao tài sản cho người phạm tội một cách tự nguyện. Người phạm tội không dùng vũ lực hay bất kỳ hành vi đe doạ nào đối với người bị hại. Người bị hại cho rằng việc mình giao tài sản cho người phạm tội là hợp pháp.

– Một số căn cứ về thiệt hại dùng để truy cứu trách nhiệm hình sự là giống nhau: Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình, người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm, người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173 và 290 Bộ luật Hình sự chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2/ Khác nhau

– Khác nhau về thời điểm người phạm tội sử dụng thủ đoạn hoặc có hành vi gian dối. Nếu người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối trước khi người phạm tội giao tài sản thì là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu ngược lại thì là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Các đặc điểm về hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đa dạng hơn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bỏ trốn, có điều kiện trả nhưng không trả, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ)

– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dùng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên. Ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên.

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về mặt chủ quan

Cả hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều được thực hiện với lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài sản của người bị hại.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)