Xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác phạm tội gì?

Xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật quy định xử phạt hành vi này như thế nào?

xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác
Xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác phạm tội gì? 3

Thế nào là xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác được hiểu là một trong các hành vi sau:

– Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

– Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

– Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

– Xâm nhập trái pháp luật vào chỗ ở của người khác.

Chỗ ở được hiểu là nơi sinh sống của con người, bao gồm: Nhà ở, căn hộ chung cư, ký túc xá, tàu, thuyền (nếu cả gia đình ngư dân sinh sống cố định trên tàu, thuyền), …

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Người nào xâm phạm chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù đến 02 năm.

Nếu người phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác trong các trường hợp sau thì có thể bị phạt tù đến 05 năm, bao gồm:

– Xâm phạm chỗ ở của người khác có tổ chức. Có tổ chức được hiểu là có lập kế hoạch, phân công vai trò của những người đồng phạm, có sự cấu kết chặt chẽ khi thực hiện hành vi phạm tội.

– Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

– Người phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác từ 02 lần trở lên và chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Hành vi xâm phạm chỗ ở dẫn đến hậu quả là người bị xâm phạm chỗ ở tự sát.

– Hành vi xâm phạm chỗ ở gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ đến 05 năm.

xâm phạm chỗ ở của người khác đi tù bao nhiêu năm
Xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác phạm tội gì? 4

Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác

Để cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác, người phạm tội phải thoả mãn các điều kiện sau:

– Về tuổi: Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác thì người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Về khách thể: Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

– Về mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong bốn hành vi xâm phạm chỗ ở nêu trên, gây ra hậu quả là chủ sở hữu chỗ ở hoặc người quản lý hợp pháp chỗ ở bị mất chỗ ở, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình.

– Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Bình luận tội xâm phạm chỗ ở của người khác

– Hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi tìm kiếm, lục soát trong phạm vi chỗ ở của người khác với mục đích thu thập được cái mà người khám xét muốn thu thập. Việc khám xét nếu không tuân thủ theo các quy định của pháp luật khi khám xét (có lệnh khám xét, thời gian khám xét, trình tự, thủ tục khám xét, người khám xét, …) thì được xem là khám xét trái pháp luật.

– Hành vi đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ hoặc bằng thủ đoạn khác buộc người khác phải ra khỏi chỗ ở mà họ đang ở. Hành vi đuổi người khác nếu không thuộc các trường hợp được phép theo quy định của pháp luật thì được xem là trái phép. Các trường hợp được phép có thể là cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cưỡng chế thi hành án theo bản án đã có hiệu lực của Toà án.

– Hành vi chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ bao gồm: Lợi dụng thời cơ chủ nhà đi vắng để dọn đồ vào ở trong nhà và chuyển đồ của chủ nhà ra ngoài; cung cấp thông tin gian đối đánh lừa chủ nhà dọn đồ ra và vào chiếm giữ căn nhà; cho người bao vây căn nhà, không cho chủ nhà vào nhà của họ.

– Hành vi xâm nhập trái pháp luật vào chỗ ở của người khác là các hành vi khác với mục đích chiếm giữ trái phép chỗ ở của người khác.

Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm chỗ ở

Nếu hành vi tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ví dụ: Hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép xông vào nhà người khác để tiến hành đòi nợ sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)