Hotline:
Hành vi vay và cho vay tiền là các hành vi rất phổ biến trong đời sống xã hội. Mục đích của hoạt động vay tiền là đưa nguồn tiền nhãn rỗi đến những người đang cần nó. Ngược lại, người cho vay phải trả thêm một khoản tiền lãi theo thỏa thuận giữa hai bên. Vậy, các bên được thỏa thuận mức lãi suất tối đa là bao nhiêu? Cho vay lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi?
Thế nào là cho vay nặng lãi?
Cho vay nặng lãi được hiểu là hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Cho vay nặng lãi là hành vi vi phạm pháp luật, tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cho vay lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi?
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất gấp từ 5 lần trở lên lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 được xem là cho vay nặng lãi.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mức lãi suất cho vay tối đa mà các bên được quyền thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. 5 lần của mức lãi suất tối đa là: 5 x 20%/năm = 100%/năm
Như vậy, khi các bên thỏa thuận cho vay với mức lãi suất là 100%/năm hoặc 8,33%/tháng thì được xem là cho vay nặng lãi.
Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội?
Khi cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu, mức lãi suất cho vay theo ngày sẽ là 0,3%/ngày. Nếu tính theo tháng thì mức lãi suất này sẽ tương đương với 9%/tháng và 108%/năm. Như vậy, mức lãi suất này đã vượt quá hơn 5 lần mức lãi suất tối đa cho phép thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là hành vi cho vay nặng lãi.
Tuy nhiên, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì còn phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau:
– Bên cho vay thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên.
– Bên cho vay đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nếu như thiếu các điều kiện trên thì hành vi cho vay nặng lãi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bằng chứng cho vay nặng lãi
Bằng chứng cho vay nặng lãi là các tài liệu, chứng cứ thể hiện các bên có thỏa thuận mức lãi suất vay vi phạm pháp luật như đã nêu ở các phần trên của bài viết này.
Các bằng chứng cho vay nặng lãi có thể là:
– Hợp đồng cho vay tiền;
– Sổ ghi chép, theo dõi các khoản vay của bên cho vay;
– Sao kê tài khoản ngân hàng (nếu nhận tiền lãi qua ngân hàng)
– Biên nhận, giấy xác nhận nhận tiền lãi;
– Tin nhắn qua lại giữa bên cho vay và bên vay tiền;
– Biên bản xác nhận công nợ; …
Tội cho vay nặng lãi
Đối với tội cho vay nặng lãi, người cho vay nặng lãi có thể bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 3 năm. Hình phạt tù được xem xét áp dụng trong trường hợp bên cho vay nặng lãi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lấy việc cho vay nặng lãi làm công việc chính, nguồn thu nhập chính hoặc việc cho vay nặng lãi hoạt động theo hình thức băng, ổ, nhóm.
Ngoài ra, người phạm tội cho vay nặng lãi còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 5 năm.
Lách luật cho vay nặng lãi
Như vậy, để tránh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người cho vay tiền phải thỏa thuận mức lãi suất cho vay dưới 100%/năm, dưới 8,3% tháng, dưới 0,27%/ngày. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì nếu một bên khởi kiện ra Tòa án, Tòa án sẽ chỉ công nhận phần nghĩa vụ trả lãi tương ứng với lãi suất 20%/năm. Bên vay tiền không phải trả tiền lãi đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm.
Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.