Tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự

Cấu thành tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự
Tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự 2

Cấu thành tội hành hạ người khác

Mặt khách quan của tội hành hạ người khác

Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác bao gồm: Hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục.

  • Hành vi đối xử tàn ác là các hành vi sử dụng vũ lực như đánh đập, bắt trói hoặc các hành vi khác không sử dụng vũ lực nhưng gây tác động gián tiếp đến sức khoẻ của người lệ thuộc mình như bỏ đói, nhốt vào nhà vệ sinh. Hành vi đối xử tàn ác có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mang tính hệ thống hoặc chỉ mới thực hiện một lần.
  • Hành vi làm nhục trên thực tế rất đa dạng và phức tạp. Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội phổ biến hiện nay, hành vi làm nhục người khác ngoài các phương thức truyền thống như đặt điều nói xấu, rải truyền đơn, gửi thư nặc danh, người phạm tội còn đăng bài nói xấu, đăng hình ảnh, video lên mạng xã hội để bôi nhọ người bị hại. Hành vi này chủ yếu tác động vào tinh thần của người bị hại, làm cho họ xấu hổ, đau khổ.

Hành vi của người phạm tội phải chưa gây ra thương tích hoặc gây thương tích nhẹ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Người bị hại phải là người bị lệ thuộc vào người phạm tội, ví dụ: sếp và nhân viên, thầy cô và học sinh. Nếu người bị hại và người phạm tội có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống thì người phạm tội không phạm tội hành hạ người khác mà phạm tội “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha ẹm, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” được quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.

Mặt chủ quan của tội hành hạ người khác

Tội hành hạ người khác được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra đau đớn về thể xác, tinh thần cho người mà mình hành hạ nhưng có ý thức mong muốn hậu quả xảy ra.

Khách thể của tội hành hạ người khác

Khách thể của tội hành hạ người khác là sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người, được pháp luật bảo vệ.

Chủ thể của tội hành hạ người khác

Chủ thể của tội hành hạ người khác là người từ đủ 16 tuổi trở lên, vì tội hành hạ người khác Điều 140 Bộ luật Hình sự thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng và không được liệt kê tại khoản 2 của Điều 12 Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự

Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều luật này quy định tội hành hạ người khác có hai khung hình phạt cụ thể như sau:

Nếu hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Nạn nhân là người dưới 16 tuổi
  • Nạn nhân là phụ nữ mà người phạm tội biết rõ là đang có thai
  • Nạn nhân là người già yếu, ốm đau
  • Nạn nhân là người không có khả năng tự vệ
  • Hành vi hành hạ người khác gây hậu quả là nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
  • Thực hiện hành vi hành hạ người khác đối với từ 02 nạn nhân trở lên.

Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)