Sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép bị phạt như thế nào?

Việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến với nhiều mục đích khác nhau. Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép sẽ bị phạt như thế nào?

sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép
Sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép bị phạt như thế nào? 2

Sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác là vi phạm gì?

Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

– Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý.

– Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không được người đó đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người có hình ảnh thì người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép bị phạt như thế nào?

Người sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể, người vi phạm còn có thể bị khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

– Bồi thường thù lao sử dụng hình ảnh

– Bồi thường thiệt hại vật chất do hành vi sử dụng hình ảnh trái phép gây ra

– Bồi thường thiệt hại về tinh thần nếu hành vi sử dụng hình ảnh trái phép xâm phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người có hình ảnh.

– Buộc đăng cải chính, xin lỗi công khai.

Xâm phạm hình ảnh cá nhân phạm tội gì?

Nếu hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, mức phạt tù đối với hành vi làm nhục người khác có thể lên đến 5 năm tù giam.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)