Làm gì khi bị người khác bôi nhọ danh dự?

Việc sử dụng mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ danh dự người khác không còn xa lạ trong xã hội ngày nay. Vậy như thế nào gọi là bôi nhọ danh dự người khác? Cần làm gì khi bị người khác bôi nhọ danh dự?

bôi nhọ danh dự người khác là hành vi vi phạm pháp luật
Làm gì khi bị người khác bôi nhọ danh dự? 3

Như thế nào là bôi nhọ danh dự người khác?

Bôi nhọ danh dự người khác là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhằm xúc phạm, gây ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm, uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khác. Hành vi bôi nhọ danh dự người khác nhằm mục đích làm xấu đi hình ảnh của họ trong mắt mọi người, gây mất niềm tin của xã hội vào người bị bôi nhọ.

Việc bôi nhọ danh dự người khác có thể dẫn đến nhiều hậu quả như người bị bôi nhọ bị mất lợi ích về kinh tế, bị người thân, bạn bè xa lánh, bị trầm cảm, thậm chí có thể làm cho người bị bôi nhọ tự tử.

Cắt ghép, sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Vì vậy, việc cắt ghép, sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bôi nhọ danh dự người khác bị phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi bôi nhọ danh dự người khác, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Mức phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 và điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (nếu người thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân) hoặc từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (đối với người thực hiện hành vi vi phạm là tổ chức).

Các hành vi bị xử phạt cụ thể như sau:

– Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân.

– Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Làm nhục người khác”

Người thực hiện hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Người phạm tội làm nhục người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Tội bôi nhọ danh dự người khác trên mạng
Làm gì khi bị người khác bôi nhọ danh dự? 4

Tội bôi nhọ danh dự người khác trên mạng

Với sự phát triển của mạng internet, việc bôi nhọ danh dự người khác hiện nay được thực hiện phổ biến thông qua các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, … Mạng xã hội làm cho tốc độ lan truyền tin rất nhanh, số lượng người tiếp cận tin tức lớn nên việc bôi nhọ danh dự người khác trên mạng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Một số đối tượng còn sử dụng tính năng quảng cáo của các trang mạng xã hội để thực hiện hành vi bôi nhọ người khác.

Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử khác để thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 03 tháng đến 02 năm tù.

Làm gì khi bị người khác bôi nhọ danh dự

Khi phát hiện bị người khác bôi nhọ danh dự, người bị hại cần nhanh chóng thực hiện việc thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vi phạm như yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng, quay phim, chụp ảnh lại việc vi phạm. Đây là bước khởi đầu rất quan trọng nhằm lưu giữ chứng cứ để cung cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau này, tránh trường hợp người vi phạm xoá bỏ hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Sau khi thu thập đủ tài liệu, chứng cứ, người bị hại có thể gửi văn bản yêu cầu người vi phạm phải chấm dứt hành vi bôi nhọ, gỡ bỏ các video, hình ảnh vi phạm, đồng thời xin lỗi công khai người bị hại và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Nếu người vi phạm không thực hiện theo yêu cầu, người bị hại có thể gửi văn bản đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm.

Dịch vụ luật sư lĩnh vực dân sự tại Khánh Hoà

Với đội ngũ luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, chúng tôi cung cấp cho Quý Khách hàng dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Quý Khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng về sự chuyên nghiệp và nhanh chóng của chúng tôi.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)