Hotline:
Vứt bỏ con mới đẻ là một hành động vô cùng đáng lên án và trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi vứt bỏ con mới đẻ sẽ bị xử lý như thế nào?
Vứt bỏ con mới đẻ là gì?
Vứt bỏ con mới đẻ là việc người mẹ do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu, cổ hũ hoặc trong hoàn cảnh khách quan khác mà vứt bỏ đứa con do mình sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi, dẫn đến hậu quả là đứa con bị chết.
Nguyên nhân dẫn đến hành vi vứt bỏ con mới đẻ rất đa dạng. Phần lớn các trường hợp vứt bỏ con mới đẻ phổ biến hiện nay là do sống thử có thai trước khi kết hôn nhưng cha của đứa trẻ từ chối trách nhiệm. Việc vứt bỏ con mới đẻ cũng có thể xảy ra do người mẹ không đủ tài chính để nuôi đứa trẻ hoặc do áp lực gia đình về việc sinh con gái, …
Đứa trẻ mới sinh không có khả năng tự vệ, không có khả năng tự tìm kiếm thức ăn, nước uống, không thể tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, việc người mẹ vứt bỏ con mình trong tình trạng như vậy có thể gây ra nhiều sự nguy hiểm cho đứa trẻ như chết đói, bị động vật cắn, bị bệnh không được cứu chữa kịp thời, …
Con mới đẻ theo quy định của Bộ luật Hình sự được hiểu là đứa trẻ mới sinh trong vòng 07 ngày tuổi.
Dấu hiệu định tội của tội vứt bỏ con mới đẻ
Chủ thể của tội vứt bỏ con mới đẻ phải là người mẹ đã trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Nếu cha ruột của đứa trẻ có hành vi vứt bỏ con mình thì không bị truy cứu theo tội này mà tuỳ trường hợp, có thể bị truy cứu về tội khác.
Nếu đứa trẻ bị vứt bỏ chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Trường hợp đứa trẻ bị vứt bỏ nhưng không chết (do được phát hiện đúng lúc, được cứu chữa kịp thời, …) thì người mẹ cũng không phạm tội này.
Động cơ thúc đẩy hành vi của người mẹ phải xuất phát từ nguyên nhân do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu, cổ hũ (tập tục của người dân tộc thiểu số, tư tưởng trọng nam khinh nữ, …) hoặc người mẹ có hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác như sống thử có thai trước hôn nhân, không có tài chính để nuôi sống bản thân và con cái, …
Tội vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự thì người phạm tội vứt bỏ con mới đẻ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù đến 02 năm.
Để ngăn ngừa tình trạng này, Nhà nước cần tăng cường giáo dục nhận thức và pháp luật cho phụ nữ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người mẹ đang gặp khó khăn.
Liên hệ ngay với Chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW
Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 0343320223 – 0974278893
Email: [email protected]
Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.