Luật sư khởi kiện thu hồi nợ

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, chúng tôi cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật và khởi kiện thu hồi nợ của tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

Luật sư khởi kiện thu hồi nợ 1
Nợ khó đòi là “nỗi đau” của doanh nghiệp

Tại sao nên khởi kiện thu hồi nợ?

1/ Thực tế có trường hợp do thiếu hiểu biết về pháp luật và xuất phát từ tâm lý nôn nóng muốn thu hồi nợ nên nhiều người đã thuê các tổ chức, cá nhân đòi nợ thuê, thực hiện các hành vi trái pháp luật với con nợ như dọa dẫm, đánh đập, phá tài sản, …. Nhiều trường hợp, các hành vi này đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của con nợ.

Khi đó, chủ nợ không những không đòi được nợ mà bản thân mình còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, chủ nợ cần áp dụng các biện pháp hợp pháp để thu hồi nợ.

2/ Việc thu hồi nợ thông qua các biện pháp thương lượng, đàm phán thường ít mang lại kết quả như mong muốn, nhất là đối với những con nợ cố tình không hợp tác. Vì vậy, chủ nợ cần đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3/ Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản của con nợ để trả cho mình.

4/ Nhiều chủ nợ muốn khởi kiện nhưng không rõ quy định của pháp luật về lãi suất, án phí, thời hiệu, trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện. Vì vậy, chủ nợ cần tìm đến luật sư để được tư vấn nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

Các trường hợp khởi kiện thu hồi nợ

1/ Nợ phát sinh từ hợp đồng vay, mượn tài sản nhưng không trả;

2/ Nợ phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, …

3/ Nợ phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Luật sư khởi kiện thu hồi nợ 3
Khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ là giải pháp được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn

Dịch vụ luật sư khởi kiện thu hồi nợ

1/ Tư vấn quy định của pháp luật về đòi nợ tiền vay, cách tính lãi suất tiền vay, án phí;

2/ Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;

3/ Soạn thảo đơn khởi kiện

4/ Nộp hồ sơ khởi kiện, đóng tạm ứng án phí

5/ Đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết vụ án tại Tòa án

6/ Soạn thảo các bản tự khai, bản trình bày, bản tính lãi, …

7/ Cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong vụ án

8/ Tư vấn các quy định của pháp luật về thi hành án và điều kiện thi hành án;

9/ Soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án

10/ Hỗ trợ xác minh điều kiện thi hành án

11/ Đại diện cho khách hàng tham gia quá trình thi hành án để thu hồi tiền nợ.

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (3 bình chọn)