Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Hợp đồng thuê nhà là một giao dịch phổ biến trong đời sống xã hội. Mọi người có thể thuê nhà để ở, để làm trụ sở kinh doanh hoặc để làm cơ sở sản xuất. Vậy tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng 1

Tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng

Tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng là những bất đồng, xung đột về lợi ích phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng.

Tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng có thể phát sinh từ các nguyên nhân sau:

  • Các điều khoản của hợp đồng thuê mặt bằng không rõ ràng. Các bên có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của điều khoản nên phát sinh tranh chấp.
  • Bên cho thuê hoặc bên thuê không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng nên phát sinh tranh chấp.
  • Bên cho thuê tăng giá cho thuê bất hợp lý.
  • Bên thuê mặt bằng vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng mặt bằng.
  • Bên cho thuê không sửa chữa các hạng mục hư hỏng, xuống cấp theo như thoả thuận với bên thuê.
  • Các hành vi vi phạm hợp đồng thuê mặt bằng khác.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng miệng

Hầu hết các hợp đồng thuê nhà hiện nay đều là hợp đồng bằng văn bản. Cá biệt có một số trường hợp cho thuê nhà nhưng không ký hợp đồng mà chỉ thoả thuận bằng miệng. Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, rất khó để giải quyết.

Theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản có chữ ký, con dấu (nếu là tổ chức) hợp pháp. Vì vậy, nếu khi thuê nhà mà các bên chỉ thoả thuận miệng, không ký kết hợp đồng thì hợp đồng thuê nhà bằng miệng vô hiệu. Bên cho thuê có quyền lấy lại nhà đã cho thuê và bên thuê được nhận lại số tiền mình đã thanh toán trước mà chưa sử dụng nhà thuê.

Trường hợp hợp đồng thuê nhà bằng miệng, bên thuê cần lưu giữ các tài liệu, chứng cứ sau để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình:

  • Nội dung chuyển khoản tiền đặt cọc, tiền thuê nhà trả trước. Ví dụ: Nguyễn Văn A đặt cọc tiền thuê nhà 123 đường XYZ, …
  • Các tin nhắn qua lại giữa bên thuê và bên cho thuê liên quan đến việc cho thuê nhà.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng cho thuê nhà không bắt buộc phải công chứng. Các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng. Hợp đồng thuê nhà không có công chứng vẫn có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp phát sinh tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng, các bên có thể khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng 3

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng thuê nhà, các bên khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Toà án nhân dân có thẩm quyền là Toà án nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi người bị kiện có địa chỉ cư trú hợp pháp.

Trường hợp các bên tranh chấp là pháp nhân thương mại và có thoả thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà bằng trọng tài thì nộp đơn kiện tại Trọng tài thương mại. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức trọng tài thương mại tuỳ thuộc vào lựa chọn của các bên.

Xem các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Xem mẫu đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Án phí tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Xem cách tính án phí tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)