Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất năm 2024.

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn 2

Các trường hợp được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Qua thực tiễn tham gia vào các tranh chấp về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn trong nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy các trường hợp thường được Toà án chấp nhận thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó không trực tiếp chăm sóc con mà giao con cho người thân của mình chăm sóc.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó có hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích, bỏ bê việc giáo dục, chăm sóc con cái.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó liên tục có hành vi bạo lực đối với con cái.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó không còn đủ khả năng tài chính, không có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng con.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó đã tái hôn với người khác và không có điều kiện để nuôi con.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó đã cố tình thực hiện các hành vi nhằm ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con của người còn lại.
  • Người cha hoặc người mẹ được giao quyền nuôi con khi ly hôn nhưng sau đó chết hoặc mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tuỳ thuộc vào ý chí của người cha và người mẹ trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn sẽ khác nhau trong hai trường hợp dưới đây.

Thoả thuận thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trường hợp cả người cha và người mẹ đều thống nhất đồng ý thay đổi người trực tiếp nuôi con thì nộp đơn đề nghị gửi đến Tòa án nơi người cha hoặc người mẹ đang cư trú hoặc làm việc để yêu cầu công nhận sự thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc các bên đạt được thoả thuận sẽ làm giảm thời gian, công sức, chi phí pháp lý trong việc kiện tụng yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

Đơn phương yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Nếu người cha và người mẹ không đạt được một sự thỏa thuận, bên yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sẽ nộp đơn khởi kiện đến Toà án nơi người đang trực tiếp nuôi con cư trú hoặc làm việc. Trong đơn khởi kiện, bên yêu cầu thay đổi quyền nuôi con phải nêu rõ lý do, căn cứ để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp kèm theo các tài liệu, bằng chứng chứng minh người đang trực tiếp nuôi con rơi vào một trong các trường hợp đã nêu ở trên. Tài liệu, chứng cứ có thể là xác nhận của tổ dân phố, công an cấp xã, UBND cấp xã, hồ sơ bệnh án, biên bản sự việc, lời khai của người làm chứng, …

Trong quá trình này, bạn sẽ cần một luật sư chuyên về hôn nhân và gia đình để tư vấn và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của bạn trước toà án.

XEM THÊM: BẢN ÁN THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Vui lòng cho chúng tôi đánh giá để cải thiện bài viết nhé <3