Hotline:
Phân tích tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là gì?
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là việc người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác mặc dù ai ở trong hoàn cảnh đó cũng phải và có thể thấy trước hậu quả đó.
Phân tích tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Phân tích tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản ở các dấu hiệu bao gồm:
Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của tội này vì Điều 180 không được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là quan hệ sở hữu tài sản.
Mặt khách quan của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Hành vi khách quan của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hành vi làm mất đi một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng của tài sản nhưng được thực hiện với lỗi vô ý như: không thực hiện theo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, vi phạm quy định về sử dụng tài sản, …
Hậu quả là yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Người thực hiện hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội này nếu tài sản bị thiệt hại có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Mặt chủ quan của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác với lỗi vô ý. Nếu người thực hiện hành vi cố ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác thì tuỳ mức độ thiệt hại của tài sản mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội huỷ hoại tài sản hoặc tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Vô ý làm hư hại tài sản của người khác có phải bồi thường không?
Khoản 1, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, chỉ cần có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác và hành vi đó gây ra thiệt hại thì người thực hiện hành vi phải bồi thường thiệt hại, không phân biệt người đó có lỗi hay không. Như vậy, người vô ý làm hư hại tài sản của người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tài sản.
Thiệt hại được bồi thường bao gồm:
– Bồi thường tài sản mới trong trường hợp tài sản đã bị mất hoặc bị huỷ hoại không thể khôi phục lại được.
– Tiền khắc phục, sửa chữa thiệt hại, khôi phục tài sản lại như ban đầu.
– Giá trị tài sản bị giảm sút không phục hồi lại được.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục và hạn chế thiệt hại.
Liên hệ ngay với Chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW
Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 0343320223 – 0974278893
Email: [email protected]