Hai người góp vốn mua đất – Làm gì để tránh rủi ro?

Góp vốn mua đất chung là kênh đầu tư phổ biến của những người không có đủ vốn để sở hữu trọn vẹn một lô đất. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và trong thời gian qua đã có không ít tranh chấp liên quan đến thoả thuận góp vốn mua đất.

thủ tục góp vốn mua đất chung
Hai người góp vốn mua đất – Làm gì để tránh rủi ro? 3

Có được góp tiền mua chung đất hay không?

Góp vốn mua đất chung là việc có từ hai người trở lên cùng góp vốn để nhận chuyển nhượng một quyền sử dụng đất cụ thể. Quyền sử dụng đất này sẽ thuộc sở hữu chung của những người góp vốn. Quyền và nghĩa vụ đối với mảnh đất này sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các thành viên.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm việc góp vốn mua đất nên các tổ chức, cá nhân có quyền cùng nhau góp vốn để sở hữu chung bất động sản.

Rủi ro khi thoả thuận góp vốn mua đất

Trên thực tế, các bên khi góp vốn mua đất chỉ cùng nhau ký kết một thoả thuận góp vốn và không thực hiện công chứng, chứng thực. Thoả thuận góp vốn sẽ chỉ định một bên góp vốn đứng ra đại diện các chủ sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một bên góp vốn khác giữ bản chính của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Tuy nhiên, các rủi ro thường phát sinh trên thực tế gồm:

1/ Người được giao đứng tên trên sổ hồng tự ý chuyển nhượng cho người khác

Người được giao đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng thông báo mất sổ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ hồng mới cho thửa đất đó. Vì lúc này, họ là người đứng tên duy nhất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên họ dễ dàng thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất đó cho người khác (có công chứng, chứng thực theo quy định). Khi những người góp vốn phát hiện ra, người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xem là người thứ ba ngay tình nên họ có quyền sở hữu đối với bất động sản đó. Trong trường hợp này, việc truy đòi người đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hoàn trả lại tiền cho những người góp vốn cũng rất khó khăn (thủ tục kiện tụng kéo dài và khả năng thi hành án thấp)

2/ Tranh chấp thừa kế tài sản chung

Trường hợp người đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng chết, phát sinh tranh chấp giữa những người thừa kế với những người góp vốn mua đất.

3/ Thoả thuận góp vốn không được soạn thảo đầy đủ và rõ ràng

Không có thoả thuận góp vốn mua đất hoặc thoả thuận góp vốn có nội dung không đầy đủ, rõ ràng, gây thiệt hại cho những người tham gia góp vốn.

4/ Không có chứng cứ về việc chuyển tiền góp vốn

Góp vốn mua đất bằng tiền mặt không có giấy tờ xác nhận hoặc chuyển khoản nội dung không rõ ràng, bên nhận tiền không trung thực nên tìm mọi cách để bác bỏ việc góp vốn của những người khác.

5/ Kê khống giá trị đất mua chung

Một người lừa dối những người góp vốn khác bằng cách kê khống số tiền được dùng để mua đất.

cùng nhau góp vốn mua đất
Hai người góp vốn mua đất – Làm gì để tránh rủi ro? 4

Thủ tục góp vốn mua đất để tránh rủi ro

Để hạn chế rủi ro cho những người góp vốn mua đất, cần thực hiện theo các bước như sau:

1/ Tìm hiểu, xác minh cụ thể về quyền sử dụng đất dự định mua chung: Tên người có quyền sử dụng đất, quy hoạch về đất, giá mua bán, …

2/ Ký kết thoả thuận góp vốn mua đất. Thoả thuận góp vốn cần được tư vấn, soạn thảo bởi Luật sư để phòng ngừa các hành vi gian dối và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người góp vốn.

3/ Những người tham gia góp vốn cùng nhau đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận sở hữu chung). Đồng thời, tiến hành công chứng văn bản thoả thuận tỷ lệ góp vốn của từng thành viên góp vốn để làm căn cứ phân chia quyền lợi và trách nhiệm sau này.

Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất

Các tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất trên thực tế:

– Tranh chấp phân chia di sản thừa kế của những người góp vốn chung.

– Tranh chấp về việc xác định phần vốn đã góp và tỷ lệ góp vốn.

– Tranh chấp yêu cầu hoàn trả lại tiền.

– Tranh chấp yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mua chung.

– Vụ án hình sự về các hành vi chiếm đoạt tài sản của một hoặc một số người góp vốn.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)