Đề cương Luật La mã

40 câu đề cương Luật La mã dành cho việc tham khảo, ôn tập tại các lớp cao học luật dân sự.

đề cương luật la mã
Đề cương Luật La mã 2

Đề cương Luật La mã về giao dịch dân sự

1/ Nô lệ có được tham gia các giao dịch dân sự hay không?

2/ Nếu có, những loại giao dịch dân sự nào Nô lệ được tham gia?

3/ Nếu Nô lệ được tham gia vào các giao dịch dân sự, thì lợi ích có được từ các giao dịch và hậu quả phát sinh từ các giao dịch được xử lý như thế nào?

Đề cương Luật La mã về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, quyền gia trưởng

4/ Luật La mã có định nghĩa về năng lực pháp luật không? Nếu có được hiểu như thế nào?

5/ Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến năng lực pháp luật?

6/ Luật La mã có định nghĩa về năng lực hành vi dân sự không? Nếu có thì như thế nào?

7/ Luật La mã có phân biệt các loại năng lực hành vi hay không ? Nếu có dựa trên tiêu chí nào?

8/ Nếu 1 chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi được thực hiện những quyền năng nào?

9/ Quyền gia trưởng có sự ảnh hưởng như thế nào đến năng lực pháp luật và năng lực hành vi?

10/ Quyền gia trưởng hình thành như thế nào?

11/ Quyền gia trưởng là 1 quyền năng pháp lý hay là quyền có tính chất xã hội bị ảnh hưởng bởi tôn giáo?

12/ Có phải mọi công dân La mã đều có năng lực hành vi như nhau hay không?

13/ Công dân La mã đáp ứng những điều kiện nào được xem là năng lực đầy đủ nhất?

14/ Nếu 1 chủ thể có sự hạn chế về năng lực hành vi, thì quyền và nghĩa vụ được thực hiện như thế nào?

15/ Pháp nhân có phải là 1 chủ thể pháp luật theo Luật La mã hay không ?

16/ Nếu không, Luật La mã thừa nhận các quyền và nghĩa vụ nào cho pháp nhân?

Quyền sở hữu trong Luật La mã

17/ Vật và tài sản giống và khác nhau như thế nào?

18/ Pháp Luật La mã và Luật La mã phân loại vật dựa trên các tiêu chí nào và giá trị pháp lý của phân loại vật là gì? Phân loại theo học thuyết pháp lý của Gaius; Phân loại theo Luật XII Bảng.

19/ Vì sao các phân loại vật là Động sản và Bất động sản không được phát triển trong Luật La mã?

20/ Nếu hoa lợi, khi chưa tách khỏi vật chính, chưa được xác lập quyền sở hữu. Vậy thì khi hoa lợi rụng sang nhà hàng xóm, chủ sở hữu của vật chính (là cây) có được quyền sang nhà hàng xóm thu hoạch hoa lợi hay không?

21/ Luật La mã có định nghĩa về sở hữu hay quyền sở hữu hay không?

22/ Sự khác biệt của 3 giao dịch chuyển nhượng?

23/ Điều kiện cần và đủ để xác lập sở hữu theo thời hiệu?

24/ Có phải mọi tình trạng chiếm hữu đều có thể dẫn đến việc xác lập sở hữu theo thời hiệu hay không?

25/ Phân biệt sở hữu và chiếm hữu trong Luật La mã?

26/ Phân biệt biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và tình trạng chiếm hữu?

Đề cương Luật La mã về nghĩa vụ dân sự

27/ Luật La mã có định nghĩa về nghĩa vụ dân sự hay không ? Nếu không thì Luật LM có xác định được bản chất pháp lý của nghĩa vụ hay không ?

28/ Đối tượng của nghĩa vụ theo Luật La mã được xác định như thế nào? Và có đặc điểm như thế nào?

29/ Luật La mã phân loại nghĩa vụ dựa trên tiêu chí nào và có giá trị pháp lý gì?

30/ Phân loại Hợp đồng thành mấy nhóm và dựa trên các tiêu chí nào?

31/ Nêu các điểm giống và khác nhau của hợp đồng vay, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng gửi giữ?

32/ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng miệng là gì ?

33/ Vì sao hợp đồng viết không phát triển trong pháp luật La mã ?

34/ Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ưng thuận là gì?

35/ Nêu đặc điểm hợp đồng ủy quyền?

36/ Nêu đặc điểm Công ty dưới dạng Hợp đồng trong Luật La mã? Giao ước trong Luật La mã có phải là hợp đồng hay không?

37/ Hợp đồng được giao kết có yếu tố đe dọa, lừa dối, có bị vô hiệu hay không?

38/ Nêu các yếu tố/ các căn cứ phát sinh nghĩa vụ từ hành vi trái pháp luật?

39/ Các biện pháp kết thúc nghĩa vụ theo Luật La mã là gì?

40/ Hậu quả nào phát sinh khi không thực hiện nghĩa vụ?

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)