Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật
Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật 3

Cố ý làm hư hỏng tài sản là gì?

Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi tác động làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản đó. Khác với tội huỷ hoại tài sản, người phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản không làm mất toàn bộ giá trị sử dụng của tài sản.

Xử phạt hành chính hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ thì hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Cũng theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 21 của Nghị định này, hành vi gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan Nhà nước, của người thi hành công vụ nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Như vậy, tuỳ thuộc vào quyền sở hữu tài sản bị làm hư hỏng là của ai mà mức phạt tiền đối với người có hành vi làm hư hỏng tài sản sẽ khác nhau. Nếu đó là tài sản của Nhà nước hoặc người thi hành công vụ thì mức phạt tiền là từ 6-8 triệu đồng, đối với các tài sản khác thì mức phạt tiền là từ 3-5 triệu đồng.

Ngoài mức phạt tiền nêu trên, người thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể bị buộc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản (sửa chữa, gia cố, …)

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản thể hiện ở các dấu hiệu sau:

Chủ thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Chủ thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, trong đó chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 và khoản 2 của Điều 178 Bộ luật Hình sự vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

Khách thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Khách thể của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là quan hệ sở hữu, cụ thể là quyền sử dụng tài sản của người bị hại.

Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật
Cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của pháp luật 4

Mặt khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi tác động vào tài sản, làm giảm một phần giá trị sử dụng của tài sản đó. Trường hợp tài sản bị hư hỏng hoàn toàn nhưng có thể khôi phục lại được một phần giá trị sử dụng thì cũng thuộc trường hợp này.

Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như đốt, đập, hoá chất, ….

Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản thì tài sản bị hư hỏng phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp giá trị tài sản bị giảm sút dưới 2 triệu đồng thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người phạm tội đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc hành vi huỷ hoại tài sản, nay lại tiếp tục vi phạm.

– Người phạm tội đã từng bị kết án về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, nay chưa được xoá án tích mà lại tiếp tục vi phạm.

– Tài sản bị làm hư hỏng là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ.

– Tài sản bị làm hư hỏng là di vật, cổ vật. Việc xác định di vật, cổ vật phải theo kết luận của cơ quan, tổ chức có chức năng.

– Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản có tổ chức

– Tài sản bị làm hư hỏng là bảo vật quốc gia. Việc xác định bảo vật quốc gia phải theo quy định của pháp luật.

– Người phạm tội sử dụng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để làm hư hỏng tài sản của người khác.

– Người phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác để che giấu tội phạm khác.

– Người phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản vì lý do công vụ của người bị hại.

– Tái phạm nguy hiểm hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản

Người thực hiện hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác với lỗi cố ý, mong muốn của người phạm tội là huỷ hoại một phần giá trị sử dụng của tài sản của người khác. Tuy nhiên, nếu hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác lại là hành vi thuộc đối tượng của một tội phạm khác thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng có liên quan.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)