Người mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015

Một cá nhân khi đủ mười tám tuổi trở lên thì sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, một số trường hợp người đã trên mười tám tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, không thể tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Vậy người mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như thế nào?

Người mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Người mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 3

Mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mất năng lực hành vi dân sự là tình trạng một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc phải một bệnh khác làm cho họ bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình như một người bình thường. Khi đó, những người thân thích của họ hoặc người có quyền lợi liên quan hoặc tổ chức hữu quan có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của cơ quan có chức năng giám định theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự, cần có đủ các điều kiện sau:

– Bị bệnh tâm thần hoặc mắc phải một bệnh khác

– Không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình như người bình thường.

– Có kết luận giám định pháp y tâm thần

– Có quyết định của Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên yêu cầu của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Ví dụ người mất năng lực hành vi dân sự

– Anh Nguyễn Văn A đang là sinh viên đại học năm 3. Do bị người yêu chia tay để đi lấy chồng nên anh A bị trầm cảm thời gian dài. Anh A thường xuyên bỏ nhà đi lang thang ngoài đường hoặc mang đồ đạc quý giá trong nhà đi tặng cho người khác. Sau khi tìm được anh A, gia đình đã đưa anh A nhập viện bệnh viện tâm thần. Anh A được chuẩn đoán bị bệnh tâm thần nên bố mẹ anh A đã nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố anh A bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Ông T bị chậm phát triển về tâm thần từ lúc mới sinh ra đời. Lúc nhỏ, ông T sống với cha mẹ, khi cha mẹ mất thì sống với người em ruột tên là H. Kết quả giám định pháp y tâm thần thể hiện ông T bị chứng chậm phát triển về tâm thần ở mức độ nặng và bị câm bẩm sinh. Ông H nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố ông T bị mất năng lực hành vi dân sự để có căn cứ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của ông T.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác mà có hành vi phá tán tài sản của gia đình để mua ma tuý, chất kích thích thoả mãn cơn nghiện. Khi đó, những người thân thích của họ hoặc người có quyền lợi liên quan hoặc tổ chức hữu quan có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố họ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Giống với người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ khi có quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Khác với người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi mà họ nghiện ma tuý nên dùng của cải trong nhà

toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2015 4

Người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự

Người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự là người đại diện theo pháp luật của họ. Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm:

– Cha, mẹ (trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự là con chưa thành niên)

– Người giám hộ (trong trường hợp người mất năng lực hành vi là người được người đó giám hộ).

– Người do Toà án chỉ định (trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đối với con chưa thành niên và không có người giám hộ)

Tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự có thể có tài sản riêng, bao gồm:

– Tài sản do họ tạo lập trước khi bị mắc bệnh tâm thần.

– Tài sản do họ được nhận tặng cho, thừa kế.

– Tài sản của họ trong khối tài sản chung vợ chồng.

– Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, ví dụ: tiền cho thuê nhà, tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền lãi từ hoạt động đầu tư trước đó, …

Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Một người chỉ bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi có Quyết định của Toà án tuyên bố họ bị mất năng lực hành vi dân sự.

Cá nhân có quyền lợi liên quan hoặc các tổ chức hữu quan theo quy định của pháp luật có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Khi người đó khỏi bệnh, khôi phục khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền lợi liên quan hoặc các tổ chức hữu quan theo quy định của pháp luật, Toà án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự.

Dịch vụ thực hiện thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự tại Khánh Hoà

Với đội ngũ luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, chúng tôi cung cấp cho Quý Khách hàng dịch vụ thực hiện các thủ tục để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Quý Khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng về sự chuyên nghiệp và nhanh chóng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Vui lòng cho chúng tôi đánh giá để cải thiện bài viết nhé <3