Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Ví dụ về tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc phổ biến hiện nay.

Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là gì?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là một loại tranh chấp pháp lý phổ biến liên quan đến việc một hoặc cả hai bên trong hợp đồng không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận về việc đặt cọc. Đặt cọc là một bên đưa cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý nhằm mục đích đảm bảo việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như:

  • Bên đặt cọc không đồng ý ký kết và/hoặc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên nhận đặt cọc hoàn trả lại tiền đặt cọc.
  • Bên nhận đặt cọc không đồng ý ký kết và/hoặc thực hiện hợp đồng nhưng không chịu phạt cọc theo thoả thuận.
  • Cả hai bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc đều có sự nhầm lẫn về đối tượng giao kết, thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên có thể tìm đến các biện pháp giải quyết như thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án để giải quyết vấn đề. Việc hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan và tìm kiếm sự tư vấn pháp lý là cực kỳ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mình trong những tình huống như vậy.

Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc 1

A và B ký kết hợp đồng đặt cọc, theo đó A đặt cọc số tiền là 300 triệu đồng để mua 01 lô đất của B tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 7, địa chỉ: thôn X, xã Y, huyện Z, tỉnh K với giá mua bán là 2 tỷ đồng. Trong hợp đồng đặt cọc, hai bên thoả thuận 30 ngày sau sẽ cùng nhau ra văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau đó, A phát hiện thửa đất của B bị vướng quy hoạch đất trồng lúa nên không đồng ý ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. A cho rằng mình bị B lừa dối, không cung cấp đầy đủ thông tin khi ký kết hợp đồng đặt cọc. B cho rằng A phải có nghĩa vụ tìm hiểu về lô đất cũng như quy hoạch đất trước khi đặt cọc. Tranh chấp xảy ra và A đã khởi kiện B ra toà án để yêu cầu B phải hoàn trả tiền đặt cọc và chịu phạt cọc.

Tình huống tranh chấp hợp đồng đặt cọc 2

C và D ký kết hợp đồng đặt cọc có công chứng tại Văn phòng công chứng E. Theo hợp đồng đặt cọc, C đặt cọc cho D số tiền là 100 triệu đồng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của D. Tuy nhiên, đến ngày thoả thuận ra công chứng hợp đồng mua bán, D gọi điện thoại liên hệ với C rất nhiều lần nhưng không được. Mặc khác, do hợp đồng đặt cọc giữa C và D đã được công chứng nên D không thể tiếp tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác. Vì vậy, D khởi kiện C ra toà yêu cầu chấm dứt hợp đồng và C phải bị mất tiền cọc.

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Liên hệ ngay với Chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW

Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Điện thoại: 0343320223 – 0974278893

Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)