Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản hoặc quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân. Nếu không thỏa thuận được về việc bồi thường với người gây thiệt hại, người bị thiệt hại sẽ nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường.

Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại 1
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản hoặc quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân

Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ được quyền nộp đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi họ phải gánh chịu một thiệt hại thực tế do người khác gây ra và hai bên không thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản hoặc quyền lợi hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân.

Người bị thiệt hại có thể tự mình khởi kiện hoặc khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp.

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

1/ Đơn khởi kiện.

2/ CMND hoặc CCCD, Hộ khẩu của người khởi kiện;

3/ CMND hoặc CCCD của người bị kiện;

4/ Chứng cứ chứng minh có hành vi vi phạm: Biên bản của cơ quan công an, video, hình ảnh, bản tự khai hoặc giấy cam đoan của người gây thiệt hại, …

5/ Chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra: giám định thương tích, giấy chứng tử, hóa đơn viện phí, hóa đơn tiền thuốc, hợp đồng lao động, sao kê tài khoản lương, …

6/ Bảng kê chi phí yêu cầu bồi thường.

Đến đâu để kiện đòi bồi thường thiệt hại?

Tùy từng trường hợp, việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hình sự

Trong trường hợp người gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản hoặc quyền lợi khác của tổ chức, cá nhân mà đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người bị thiệt hại không cần nộp hồ sơ khởi kiện riêng. Người bị thiệt hại sẽ trở thành người bị hại trong vụ án hình sự và yêu cầu đòi bồi thường của họ sẽ được Tòa án giải quyết chung trong vụ án hình sự.

Trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại là vụ án dân sự hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nhưng được tách ra để giải quyết riêng.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở. Do đó, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi người gây ra thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở.

Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại 3
Người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường

Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ tranh chấp mà thời gian giải quyết có thể kéo dài từ 06 tháng đến vài năm, bao gồm các giai đoạn sau:

Xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án

– Người bị thiệt hại nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

– Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện

– Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí

– Tòa án ra thông báo về việc thụ lý vụ án

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

– Tòa án lấy lời khai của các đương sự

– Các đương sự cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ cho Tòa án

– Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ từ các nguồn khác

– Tòa án tổ chức phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải

– Tòa án ra quyết định hòa giải thành (nếu các đương sự thống nhất được với nhau việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án) hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Xét xử sơ thẩm

– Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

– Tòa án ban hành bản án sơ thẩm

Kháng cáo và thụ lý đơn kháng cáo (nếu có kháng cáo)

– Đương sự nộp đơn kháng cáo

– Người kháng cáo nộp tạm ứng án phí phúc thẩm

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị)

– Tòa án cấp phúc thẩm xem xét hồ sơ vụ án

– Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị)

Tòa án mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án.

Án phí khởi kiện là bao nhiêu?

Án phí dân sự trong vụ án đòi bồi thường thiệt hại là án phí đối với vụ án có giá ngạch, cụ thể như sau:

1Đi với tranh chp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
aTừ 6 triệu đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6 triệu đồng đến 400 triệu đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
dTừ trên 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
đTừ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng
eTừ trên 4 tỷ đồng112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.
2Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch 
aTừ 60 triệu đồng trở xuống3 triệu đồng
bTừ trên 60 triệu đồng đến 400 triệu đồng5% của giá trị tranh chấp
cTừ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
dTừ trên 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng
đTừ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2 tỷ đồng
eTừ trên 4 tỷ đồng112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4 tỷ đồng

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (2 bình chọn)