Hotline:
Để đăng ký nhãn hiệu, bạn phải soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Bạn đã biết cách ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu sao cho đúng quy định chưa?
Cách ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Để tránh trường hợp ghi thông tin trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu không đúng và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bị trả về, bạn phải tiến hành theo các hướng dẫn dưới đây.
Phần tiêu đề tờ khai, dấu nhận đơn
Đây là nội dung dành cho Cục Sở hữu trí tuệ. Khi bạn nộp 02 tờ khai đúng quy định, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đóng dấu nhận đơn, ghi số đơn và ngày nộp đơn của bạn vào ô “Dấu nhận đơn”. Sau đó, trả lại cho bạn 01 tờ khai. Bạn sử dụng số đơn này để tra cứu và theo dõi trong quá trình Cục thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của bạn.
Phần 1. Mẫu nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu
– Mẫu nhãn hiệu: Là hình ảnh nhãn hiệu bạn muốn được bảo hộ. Mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 8mm x 8mm. Bạn dán hoặc chèn file mẫu nhãn hiệu vào tờ khai sao cho mẫu nhãn hiệu không vượt quá kích thước của ô vuông nằm dưới dòng chữ “Mẫu nhãn hiệu” là được. Nếu bạn muốn bảo hộ luôn màu của nhãn hiệu thì dùng mẫu nhãn hiệu có màu. Nếu không, bạn dùng mẫu nhãn hiệu trắng đen. Thực tế, phạm vi bảo hộ của nhãn trắng đen cao hơn phạm vi bảo hộ của nhãn in màu.
– Mô tả nhãn hiệu: Phần mô tả, bạn phải dùng chữ viết, không được dùng số, không được viết tắt. Bạn mô tả cụ thể nhãn hiệu lần lượt về màu sắc, phần hình và phần chữ. Phần này là phần khó nhất khi ghi tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Phần này đòi hỏi bạn phải ghi càng chi tiết càng tốt. Nội dung ghi phải phù hợp với mẫu nhãn hiệu đã đính kèm bên cạnh.
Phần 2. Thông tin chủ đơn
Phần này bạn kê khai các thông tin về chủ sở hữu của nhãn hiệu gồm: tên, địa chỉ, điện thoại, email (nếu có). Bạn lưu ý ghi địa chỉ của chủ đơn chính xác vì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi các thông báo liên quan đến đăng ký nhãn hiệu của bạn về địa chỉ đó.
Phần 3. Thông tin người đại diện của chủ đơn
– Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân thì bạn bỏ trống phần này.
– Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, doanh nghiệp thì bạn ghi tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, bạn đánh dấu “X” vào ô “Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn”.
– Mã đại diện: Để trống.
Phần 4. Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Nếu nhãn hiệu của bạn thuộc các trường hợp được hưởng quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật thì bạn kê khai phần này. Nếu không, bạn bỏ trống.
Phần 5. Phí, lệ phí
Bạn kê khai theo biểu phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu của Nhà nước. Nếu không biết, bạn có thể bỏ trống và bộ phận nhận đơn sẽ ghi giúp cho bạn.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Phần 6. Các tài liệu có trong đơn
Bạn đánh dấu “X” vào các ô “Tờ khai …” và “Mẫu nhãn hiệu, gồm 5 mẫu”
Phần 7. Danh mục và phân loại hàng hoá mang nhãn hiệu
Tuỳ theo sản phẩm, dịch vụ mà bạn sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh, bạn phải phân loại nhãn hiệu vào các nhóm theo Bảng Nice có hiệu lực tại thời điểm đăng ký nhãn hiệu.
Danh mục và phân loại hàng hoá mang nhãn hiệu
Phần 8. Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận.
Nếu bạn đăng ký nhãn hiệu thông thường thì để trống phần này.
Phần 9. Ký tên của chủ đơn
Chủ đơn ký tên vào phần này. Chủ đơn lưu ý phần số 9 có ở cuối tờ khai và cuối mỗi trang của tờ khai. Vì vậy, chủ đơn phải ký tên vào cuối trang của mỗi tờ khai.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nếu có nhu cầu tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục chuyên sâu hơn, bao gồm:
– Tra cứu khả năng nhãn hiệu được bảo hộ.
– Tư vấn điều chỉnh nhãn hiệu để nâng cao khả năng bảo hộ.
– Phân nhóm các hàng hoá, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
– Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng và chi phí hợp lý.
Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.