Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2023

Sau một thời gian chờ đợi kết quả đăng ký nhãn hiệu khá lâu, bạn nhận được thông báo dự định từ chối bảo hộ nhãn hiệu với lý do nhãn hiệu của bạn không đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Bạn không biết việc từ chối bảo hộ nêu trên có đúng hay không? Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là các trường hợp nào?

Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2023 1
Cần làm gì khi nhận được thông báo dự định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu nhằm xác định chủ thể được độc quyền khai thác, sử dụng nhãn hiệu đó.

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu phải nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải kèm theo mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ kèm theo nhãn hiệu đó.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ nhãn hiệu có thể xin gia hạn hiệu lực nhãn hiệu 10 năm/lần, không hạn chế số lần gia hạn.

Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu của bạn sẽ không được bảo hộ độc quyền nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

Dấu hiệu thuộc trường hợp không được bảo hộ làm nhãn hiệu:

– Dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam và của các nước khác trên thế giới hoặc quốc tế ca.

– Dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên đầy đủ, tên viết tắt của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, trừ trường hợp được cơ quan, tổ chức đó cho phép đăng ký.

– Dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, bút danh, biệt hiệu, hình ảnh của lãnh tụ, các anh hùng dân tộc hoặc danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

– Dấu hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu bảo hành, dấu kiểm tra của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức đó đăng ký dấu hiệu này làm nhãn hiệu chứng nhận.

– Dấu hiệu đó gây ra sự hiểu sai lệch hoặc gây ra nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về xuất xứ, nguồn gốc, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị, … của hàng hóa, dịch vụ.

– Dấu hiệu đó là hình dạng vốn có của hàng hóa trong tự nhiên hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có.

– Dấu hiệu đó chứa bản sao tác phẩm thuộc quyền tác giả của người khác, trừ trường hợp được chính chủ sở hữu của tác phẩm đó cho phép sử dụng để đăng ký nhãn hiệu.

Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2023 3
Thủ tục khiếu nại thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt, cụ thể như sau:

– Dấu hiệu đó là hình hoặc hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng đối với người tiêu dùng Việt Nam (chữ Phạn, chữ Thái, chữ Ả-rập, …).

Ngoại lệ:

+ Dấu hiệu đó đã được bạn sử dụng và được người tiêu dùng thừa nhận rộng rãi là nhãn hiệu trước ngày bạn nộp đơn đăng ký.

+ Các ký tự trên đi kèm với thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa thì vẫn có thể được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu.

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường, hình dạng thông thường của hàng hóa, dịch vụ đã được sử dụng thông dụng tại Việt Nam và được thừa nhận rộng rãi trước ngày bạn nộp đơn đăng ký.
– Dấu hiệu mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ:

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm.

+ Dấu hiệu chỉ phương pháp sản xuất.

+ Dấu hiệu chỉ chủng loại.

+ Dấu hiệu chỉ số lượng, chất lượng.

+ Dấu hiệu chỉ tính chất, thành phần, công dụng.

+ Dấu hiệu chỉ giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ.

Ngoại lệ: Dấu hiệu đó đã được sử dụng và phổ biến rộng rãi đối với người tiêu dùng Việt Nam trước ngày bạn nộp đơn đăng ký.

– Dấu hiệu mô tả các hình thức pháp lý hoặc lĩnh vực kinh doanh.
– Dấu hiệu mô tả nguồn gốc địa lý.

Ngoại lệ: Dấu hiệu đó được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hoặc đã được sử dụng và phổ biến rộng rãi như là nhãn hiệu trước ngày bạn nộp đơn đăng ký.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác (hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự) có ngày nộp đơn đăng ký sớm hơn.

Ngoại lệ: Nhãn hiệu đã đăng ký trước bị hết hiệu lực do không được sử dụng 05 năm liên tục hoặc bị hủy bỏ hiệu lực.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác (hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự) đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trước khi bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác (hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự) mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 03 năm.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của người khác.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.
– Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ của người khác có ngày nộp đơn đăng ký sớm hơn nhãn hiệu của bạn.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của giống cây trồng được bảo hộ (giống cây trồng cùng loài, thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng).
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm của người khác.

Ngoại lệ: Bạn được chủ sở hữu của tác phẩm đó cho phép sử dụng để đăng ký nhãn hiệu.

Các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2023 5
Bạn cần nộp đơn khiếu nại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn theo quy định

Đơn khiếu nại Cục Sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp bạn bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối bảo hộ nhãn hiệu và bạn cho rằng việc từ chối bảo hộ đó là không đúng, bạn có thể làm đơn khiếu nại để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét lại nhãn hiệu của bạn.

Bạn cần nộp đơn khiếu nại trong thời gian theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu quá thời gian này mà bạn không nộp đơn khiếu nại thì bạn sẽ bị mất quyền khiếu nại.

Trong đơn khiếu nại, bạn phải nêu rõ các căn cứ pháp lý, căn cứ sử dụng thực tế để chứng minh nhãn hiệu của bạn không thuộc các trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nêu trên.

Nếu bạn không thể tự soạn đơn khiếu nại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Cần làm gì để tránh bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Thời gian từ lúc bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho đến khi có thông báo kết quả thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ khoảng từ 18 – 24 tháng. Sau một thời gian chờ đợi rất dài, nhãn hiệu của bạn có thể gặp phải trường hợp bị từ chối bảo hộ. Vì vậy, để tránh rủi ro bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ngay từ khi dự định đăng ký nhãn hiệu, bạn phải tra cứu khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu đó.

Bạn tham khảo cách tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại đây: https://luat90.com/huong-dan-cach-tra-cuu-nhan-hieu/

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tra cứu và tư vấn chuyên sâu về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)