Hotline:
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là việc chủ nhãn hiệu tiến hành các thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam như thế nào?
Nhãn hiệu độc quyền là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Chủ nhãn hiệu sau khi nộp đơn đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Tên các loại nhãn hiệu tại Việt Nam
Nhãn hiệu tập thể
Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các thành viên của một tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu của nhãn hiệu cho phép tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa và dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về nguyên liệu, vật liệu, xuất xứ, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, độ chính xác, độ an toàn, chất lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhãn hiệu thông thường
Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu không thuộc các trường hợp nêu trên. Phần lớn các nhãn hiệu được đăng ký hiện nay là nhãn hiệu thông thường.
Tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp này với hàng hóa, dịch vụ giống hoặc tương tự của nhà cung cấp khác.
Nhãn hiệu góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp, tạo nhiều tin cho khách hàng đối với một nhãn hiệu nhất định dựa trên các đặc tính, phẩm chất đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Qua đó, nhãn hiệu tạo động lực cho các nhà cung cấp không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để mang lại danh tiếng tốt cho nhãn hiệu và ngày càng tăng thêm doanh thu, lợi nhuận.
Nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ chống lại hành vi của các đối thủ cạnh tranh đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của nhà cung cấp nhằm lừa dối người tiêu dùng.
Nếu không đăng ký nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân không thể áp dụng các biện pháp xử lý đối với chủ thể có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Điều này không chỉ làm suy giảm doanh thu, lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và uy tín của sản phẩm nếu sản phẩm nhái có chất lượng thấp.
Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trải qua các 04 giai đoạn: Thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung, cấp văn bằng bảo hộ. Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trung bình khoảng từ 1,5 đến 2 năm. Đối với những nhãn hiệu có đơn của tổ chức, cá nhân khác phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ, thời hạn này có thể kéo dài hơn tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các giấy tờ sau:
1. 02 tờ khai đăng ký theo mẫu 04-NH.
2. 07 Mẫu nhãn hiệu.
3. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)
4. Giấy ủy quyền (nếu chủ nhãn hiệu nộp đơn thông qua đại diện).
5. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký của người nộp đơn (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký nhãn hiệu từ người khác).
6. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của người nộp đơn (nếu người nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên bao gồm: bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã nhận đơn đầu tiên hoặc giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền ưu tiên đó từ người khác.
7. Chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định.
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?
Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong số các điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17/19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, 135 Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến một trong các điểm tiếp nhận hồ sơ nêu trên (người nộp đơn gửi hồ sơ đến điểm tiếp nhận nào thì chuyển phí, lệ phí đến điểm tiếp nhận đó).
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự hào cung cấp đến Quý Khách hàng dịch vụ tư vấn và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam với chi phí hợp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Liên hệ ngay với Chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH DCNH LAW
Địa chỉ: 38B Trần Nhật Duật, phường Phước Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 0343320223 – 0974278893
Email: [email protected]
Bạn cần tư vấn vấn đề “Đăng ký nhãn hiệu độc quyền” ? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật sư để được hỗ trợ.