Hotline:
Ngoài quyền sử dụng đất thì sổ tiết kiệm cũng là một loại tài sản được thừa kế theo quy định của pháp luật. Vậy, thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm như thế nào để người thừa kế được ngân hàng cho nhận sổ tiết kiệm của người đã chết.
Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là một loại chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành để ghi nhận quyền sở hữu của một người đối với một khoản tiền nhất định đang gửi tại ngân hàng.
Khi người có sổ tiết kiệm chết, những người thừa kế của họ sẽ được nhận thừa kế khoản tiền trong sổ tiết kiệm này. Tuy nhiên, để được Ngân hàng chi trả số tiền này, những người thừa kế cần thực hiện các thủ tục phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Nếu những người thừa kế không thể tự thoả thuận phân chia hoặc có tranh chấp về quyền thừa kế thì thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để được giải quyết.
Khi nhận được hồ sơ phân chia di sản thừa kế hợp pháp hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án, ngân hàng sẽ thực hiện chi trả hết số tiền tiết kiệm của người chết theo đúng nội dung của văn bản phân chia.
Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc
Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm
Trường hợp những người thừa kế đồng thuận phân chia di sản thừa kế thì thực hiện theo các bước sau:
1/ Thoả thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế.
2/ Niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
3/ Công chứng thoả thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế
4/ Nộp bản gốc sổ tiết kiệm và văn bản công chứng thoả thuận phân chia di sản thừa kế cho ngân hàng nơi mở sổ tiết kiệm.
Thoả thuận phân chia di sản thừa kế
Trường hợp những người thừa kế không thống nhất ý kiến phân chia tài sản thừa kế thì một trong những người thừa kế thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để Toà án phân chia di sản thừa kế. Trường hợp này, thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm như sau:
1/ Khởi kiện tại Toà án yêu cầu phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm
2/ Toà án xét xử và ban hành bản án phân chia tài sản thừa kế là sổ tiết kiệm
3/ Một trong các bên kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm (nếu có)
4/ Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người thừa kế nộp bản gốc sổ tiết kiệm và bản án của Toà án cho Ngân hàng nơi mở sổ tiết kiệm để nhận tiền.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế sổ tiết kiệm
Mẫu di chúc thừa kế sổ tiết kiệm
Di chúc thừa kế sổ tiết kiệm do người chết lập phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1/ Ngày, tháng, năm, địa điểm lập di chúc.
Ví dụ: Nha Trang, ngày 11 tháng 03 năm 2023
2/ Họ tên, căn cước công dân, địa chỉ của người lập di chúc
Ví dụ:
– Họ và tên: Nguyễn Văn A
– CCCD số: 123456789, ngày cấp 01/01/2021, nơi cấp: Cục Cảnh sát QLHC về trật tự xã hội
– Địa chỉ: 123 Đường X, phường Y, thành phố Z, tỉnh M
3/ Mô tả chi tiết về di sản
Ví dụ: Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AA12345, mở tại ngân hàng ABC – Chi nhánh X, ngày 11/03/2022
4/ Họ và tên, địa chỉ của người thừa kế được nhận sổ tiết kiệm
Ví dụ:
– Họ và tên: Nguyễn Thị B
– CCCD số: 987654321, ngày cấp 01/01/2021, nơi cấp: Cục Cảnh sát QLHC về trật tự xã hội
– Địa chỉ: 123 Đường X, phường Y, thành phố Z, tỉnh M
5/ Các nội dung khác theo ý chí của người lập di chúc.
Lưu ý trong việc lập di chúc:
– Di chúc phải được viết nội dung rõ ràng, chính xác, bằng tiếng Việt, không được viết tắt và các ký hiệu. Các từ viết tắt và ký hiệu dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau sẽ không có hiệu lực.
– Cuối di chúc phải có chữ ký hoặc dấu lăn tay điểm chỉ của người lập di chúc. Các trang di chúc phải được đánh số thứ tự theo chữ số La Mã (1, 2, 3…).
– Nếu di chúc bị tẩy xoá, gạch sửa, bổ sung thì người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào chỗ bị tẩy xoá, gạch sửa, bổ sung đó. Nếu không thì phần di chúc bị tẩy xoá, gạch sửa, bổ sung đó sẽ không có hiệu lực.
Cách lập di chúc đúng pháp luật
Bạn cần tư vấn? Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.